tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
Mẹo Hay Sức Khỏe - Trang tin uy tín
Mẹo Hay Sức Khỏe

Đánh giá: 0,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 20-04-2023 Lượt xem : 401

Sùi mào gà là một trong những bệnh lý xã hội, chủ yếu lây qua đường quan hệ tình dục không an toàn nhưng nhiều bệnh nhân vẫn còn khá xa lạ với căn bệnh này. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể, sức khỏe người bệnh. Cùng theo dõi bài viết sau đây để nắm rõ hơn về bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không nhé.

Các thông tin cần biết về bệnh sùi mào

Sùi mào gà là bệnh lý xã hội do virus Human papilloma (HPV) gây ra, căn bệnh này xuất hiện ở cả nam lẫn nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ giới mắc phải bệnh này sẽ nhiều hơn so với nam giới, vì âm đạo là môi trường tốt để virus, vi khuẩn phát triển và gây bệnh. 

Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh khá lâu, do đó ở giai đoạn đầu bệnh không có biểu hiện gì đặc biệt. Cách dễ nhận thấy nhất khi mắc bệnh chính là cơ thể người bệnh xuất hiện các mụn cóc bằng hạt cơm hoặc trông giống mào gà. Ngoài xuất hiện ở bộ phận sinh dục ra nó còn xuất hiện trên miệng, lưỡi, hậu môn.

Nguyên nhân và các tác nhân gây ra bệnh sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà có thể lây nhiễm nhanh chóng qua các đường sau:

Quan hệ tình dục không an toàn: khi quan hệ không đeo bao cao su hoặc quan hệ bừa bãi là con đường lây lan phổ biến nhất. Ngoài ra bệnh còn có thể lây qua đường quan hệ tình dục bằng miệng, hậu môn, nước bọt,..

Lây từ mẹ sang con: nếu không may mẹ bầu mắc bệnh sùi mào gà, có thể sẽ lây cho thai nhi qua cuống rốn, hoặc khi chào đời tiếp xúc với bộ phận sinh dục, thậm chí khi bú sữa cũng có thể bị lây nhiễm.

Sử dụng chung đồ dùng cá nhân: Người bệnh sẽ tăng cao nguy cơ mắc nhiễm sùi mùi mào khi dùng chung đồ cá nhân như khăn tắm, lược, bàn chải,... với người đã mắc bệnh. 

Triệu chứng bệnh sùi mào gà thường gặp

Bệnh sùi mào gà thường xuất hiện với những khối u sần sùi, hình dáng như súp lơ hoặc như hoa mào gà không đau. Thường biểu hiện qua các dấu hiệu điển hình sau đây:

→ Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở bộ phận sinh dục hoặc một số vị trí khác

→ Nóng rát, chảy máu nhẹ khi quan hệ

→ Cơ thể xuất hiện nốt sần, mụn bé, không gây đau

→ Nốt sần, mụn phát triển to lên có hình dáng như mào gà, có thể chảy máu khi va chạm mạnh. 

Dấu hiệu nhận biết căn bệnh sùi mào gà

Thông thường, sùi mào gà có thời gian ủ bệnh khá lâu, từ 2 đến 9 tháng. Do đó, rất khó để bệnh nhân nhận biết các triệu chứng của sùi mào gà. Thực tế, ở nam giới thường sẽ có biểu hiện phát bệnh sớm hơn nữ giới. Ngược lại, nữ giới thì khó phát hiện hơn và chỉ phát hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng.

Dấu hiệu phát bệnh ở nam giới

Ở giai đoạn đầu của bệnh thì các cơ quan ở bộ phận sinh dục như da, bao quy đầu, nếp gấp,..sẽ nổi các nốt sùi mềm có màu hồng, hơi nhô và sẽ không gây khó chịu hoặc ngứa.

Giai đoạn tiếp theo, những nốt sùi phát triển thành những mảng lớn có hình dạng giống súp lơ hoặc mào gà. Khi đụng vào có cảm giác mềm và ẩm ướt, còn khi có sự va chạm mạnh, mụn sùi sẽ chảy dịch ra và có mùi hôi khó chịu.

Dấu hiệu phát bệnh ở nữ giới

Do cơ quan sinh dục ở nữ giới có kết cấu phức tạp nên bệnh sẽ phát triển chậm hơn và không có dấu hiệu rõ ràng. Sau 3 tuần quan hệ với người mắc bệnh HPV, sẽ thấy những nốt sùi màu hồng nhạt kèm dịch bên trong và dễ chảy máu. Thường xuất hiện ở âm đạo và tử cung,... người bệnh sẽ không cảm thấy ngứa hay khó chịu. Khi quan hệ tình dục vô tình cọ xát mạnh, sẽ khiến nốt sùi bị vỡ và chảy máu, gây nhiễm trùng.

Cách điều trị bệnh sùi mào gà hiệu quả- an toàn

Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ bệnh mà đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp với từng ca bệnh, nhằm đem lại hiệu quả cao, hạn chế biến chứng nghiêm trọng. 

Thông thường bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà sẽ được áp dụng hai phương pháp sau: 

Điều trị sùi mào gà bằng cách dùng thuốc: Bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc đặc trị như: Imiquimod ( Aldara, Zyclara ), Podophyllin và Podofilox ( Condylox ), Sinecatechin ( Veregen ), Axit tricloaxetic ( TCA ),... để tăng sức đề kháng nhằm hỗ trợ trong việc trị liệu.

Điều trị sùi mào gà bằng phương pháp phẫu thuật: Đối với những trường hợp mắc nhiễm sùi mào gà ở giai đoạn nặng, kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng. Lúc này bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp ngoại khoa hiện đại để loại bỏ các nốt mụn sần hiệu quả như: Dùng liệu pháp áp lạnh với nitơ lỏng (cryotherapy ), điều trị bằng laser, dùng dao mổ điện hoặc dùng dao phẫu thuật cắt bỏ sùi mào gà.

Ngoài các bước trên người bệnh còn có thể kết hợp các cách chữa sùi mào gà như dùng trà xanh, tinh dầu tràm trà, tỏi hoặc giấm táo,...Tuy nhiên, trước khi thực hiện điều trị tại nhà, bệnh nhân nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước, để tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn. 

Biện pháp phòng ngừa bệnh nhanh khỏi hẳn

Bệnh sùi mào gà có tốc độ lây lan nhanh chóng, do đó để đảm bảo an toàn, người bệnh nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:

→ Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh sùi mào gà

→ Nên quan hệ tình dục an toàn, dùng các biện phòng phòng ngừa hiệu quả

→ Tiêm vắc- xin phòng tránh bệnh

→ Không quan hệ tình dục với nhiều người

→ Khi có biểu hiện lạ ở bộ phận sinh dục nên đi khám ngay

→ Nên đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên

Hi vọng qua bài viết trên, người bệnh đã phần nào nắm rõ mức độ nguy hiểm của bệnh lý sùi mào gà. Nếu còn có thắc mắc nào khác, có thể liên hệ vào chat ngay hoặc gọi tới số hotline để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch thăm khám một cách tốt nhất.